View Single Post
Old 07-22-2017, 06:30 AM   #1457
minhthutra
Banned
Info
 
Join Date: Jun 2017
Posts: 156
Default

Xây dựng thương hiệu cho chè Tân Cương Thái Nguyên phát triển bền vững để luôn luôn đáp ứng được nhu cầu của người tiêu dùng



Mua trà Tân Cương Thái Nguyên chính gốc xin liên hệ: 0944899009

HTX chè Minh Thu - Tân Cương - Thái Nguyên

https://tancuongtra.vn




Đến Tân Cương vào đầu tháng Tư trên cánh đồng chè, chị Nguyễn Thị Thu - Chủ nhiệm HTX chè Minh Thu và những người dân trong xóm vui vẻ cho biết: Trên cánh đồng này trước kia chúng tôi chỉ trồng ngô và mía, nhận thấy những lợi ích từ trồng chè, gia đình tôi đã chuyển từ trồng mía sang trồng chè cành. Do chủ động được nguồn nước tưới và áp dụng các quy trình chăm sóc, sử dụng thuốc bảo vệ thực vật an toàn nên chè đạt được năng suất, chất lượng cao. Trồng chè cành có nhiều ưu điểm, gia đình chúng tôi đã dần chuyển đổi thêm 5 sào chè trung du trên đồi sang trồng chè cành. Đến nay, trung bình mỗi năm chúng tôi sản xuất được khoảng trên 13 tạ chè khô, doanh thu trung bình khoảng trên 300 triệu đồng, cây chè Thái Nguyên bây giờ đã là cây mang lại thu nhập chính cho gia đình tôi.




Sản phẩm chè Tân Cương chất lượng cao của HTX chè Minh Thu
Qua tìm hiểu chúng tôi được biết, cây chè được trồng ở đây từ những năm 1910. Khi đó, những nương, đồi chè bây giờ chủ yếu vẫn đang trồng mía, còn cây chè chỉ được trồng với diện tích nhỏ, sản phẩm chè chỉ để sử dụng trong gia đình. Với lợi thế là có khí hậu, thổ nhưỡng rất phù hợp cho cây chè phát triển, nên sản phẩm chè ở Tân Cương có mùi thơm nhẹ, vị đậm đà, ngọt hậu. Sản phẩm chè này được nhiều người tiêu dùng ưa chuộng, tiếng lành đồn xa, nên từ thời điểm năm 1990, cây chè càng ngày càng phát triển mạnh ở vùng đất này. Diện tích đất trồng chè ở địa phương tăng dần. Đến nay, xóm Hồng Thái có gần 100% số hộ đều trồng chè với tổng diện tích gần 100ha. Ngoài việc mở rộng diện tích, người dân còn đưa nhiều giống mới vào sản xuất trong đó chú trọng cải tạo, thay thế các vườn chè già cỗi bằng những giống chè mới như: LDP1, LDP2, Bát Tiên, Phúc Vân Tiên, Ngọc Thuý… Bên cạnh đó, bà con cũng tích cực tham gia các lớp tập huấn về chăm sóc, chế biến chè do Phòng Nông nghiệp và PTNT Trạm Khuyến nông huyện tổ chức. Nhờ đó, bà con đã bắt đầu có ý thức trong việc sản xuất chè theo tiêu chuẩn an toàn.

Đến năm 2009, xóm Hồng Thái - Xã Tân Cương đã thành lập Hợp tác xã (HTX) sản xuất và chế biến sản phẩm chè Tân Cương Thái Nguyên, chuyên sản xuất chè an toàn theo tiêu chuẩn VietGAP, với gần 100 hộ dân trên diện tích trên 100ha. Người nông dân ở đây chia sẻ: Qua các lớp tập huấn, chúng tôi hiểu được, mục đích của quy trình VietGAP là để đảm bảo an toàn vệ sinh thực phẩm, an toàn cho người sản xuất cũng như người tiêu dùng và môi trường sống. Để có được sản phẩm chè an toàn, chúng tôi đã tuân thủ đúng hướng dẫn, không được sử dụng phân hóa học mà phải dùng phân hữu cơ để cung cấp chất dinh dưỡng cho cây. Việc dùng thuốc bảo vệ thực vật cũng được thực hiện một cách cẩn thận, đúng liều lượng, thời gian quy định, ghi chép cẩn thận trong sổ sách... Chè hái về phải để lên nong nia hoặc đổ ra tấm bạt, đảm bảo sạch sẽ, rồi dùng tôn quay inox để sao, như vậy mới có được sản phẩm chè mới ngon, an toàn. Nhiều khách hàng đã tin tưởng hơn và ưu tiên sử dụng khi biết sản phẩm chè của HTX đã đạt chứng nhận VietGAP. Điều đó đã chứng minh sản phẩm chè VietGAP đang đi dần vào thói quen của người tiêu dùng và người trồng chè đã thuận lợi hơn khi bán hàng. Hiểu được những lợi ích đó, chúng tôi đang vận động bà con trong làng nghề tham gia sản xuất chè theo quy trình VietGAP thay cho phương thức làm truyền thống hiệu quả chưa cao, chưa thực sự an toàn.

Chị Nguyễn Thị Thu - Chủ nhiệm HTX chè Minh Thu cho biết: Những năm qua, người dân xã Tân Cương đã tích cực áp dụng khoa học kỹ thuật từ khâu trồng, chăm sóc và chế biến sản phẩm chè. Trong đó chú trọng đến sử dụng thuốc bảo vệ thực vật an toàn để chăm sóc và chế biến. Vì vậy, năng suất, chất lượng sản phẩm chè được nâng lên kéo theo giá thành sản phẩm cũng tăng. Khoảng 3 năm trở lại đây, nhiều hộ dân trong xã đã bán được từ 180-500 nghìn đồng/kg chè thành phẩm. Trung bình mỗi ha chè, người dân trong xóm thu được 1 tấn chè búp khô/năm, đạt doanh thu khoảng 300 triệu đồng/năm. Có thể nói là từ cây chè bà con ở Tân Cương đã cải thiện được đời sống, những ngôi nhà tranh vách đất được thay bằng nhà ngói, nhà cao tầng khang trang. Số hộ nghèo trong xóm chỉ còn 5%. Mục tiêu trước mắt xã Tân Cương đã đề ra là phấn đấu đến cuối năm sẽ xây dựng thương hiệu riêng cho làng nghề chè Tân Cương. Đây cũng là nguyện vọng của tất cả nhân dân trong làng nghề, nhằm khẳng định chất lượng, tạo dựng được chỗ đứng cho sản phẩm trên thị trường.
minhthutra is offline  
Reply With Quote