View Single Post
Old 07-25-2017, 05:38 AM   #1499
minhthutra
Banned
Info
 
Join Date: Jun 2017
Posts: 156
Default

Người dân Thái Nguyên mệnh danh nơi đây là cái nôi của đất chè Tân Cương Thái Nguyên. Lưu truyền rằng, cây chè Thái, đặc biệt là vùng chè Tân Cương (thành phố Thái Nguyên) được ông Đội Năm (tên thật là Vũ Văn Hiệt) di thực về vùng này vào khoảng năm 1920-1922. Vườn chè cổ vẫn còn, nay đã 87 tuổi. Hiện Tân Cương có khoảng 400 ha chè đặc sản. Nhiều người sành uống trà đã từng nói: Tôi đã uống trà nhiều nơi, nhưng chưa thấy thứ trà nào lại ngon như trà Tân Cương. Bởi trà Tân Cương có hương vị tự nhiên, màu nước xanh vàng, vị chát dịu, có hậu, vị ngọt còn lắng sâu trong vị giác người thưởng trà. Cũng có nhiều người nhận xét rằng: Trà Tân Cương phải được pha bằng thứ nước giếng lấy tại Tân Cương thì mới cảm nhận hết cái ngon của trà.


Qua kiểm tra hàng trăm kết quả thí nghiệm về đất, nước, khí hậu, các nhà khoa học đã khẳng định: Ngoài các yếu tố về trồng, tập quán canh tác thì bức xạ nhiệt là yếu tố quyết định tới chất lượng chè. Theo phân tích, lượng bức xạ hữu hiệu ở Tân Cương là 61,2 Kcal/cm2/năm, ở các vùng khác là 122,4 Kcal/cm2/năm, thấp hơn so với các vùng chè khác nên cho chè Tân Cuơng có chất lượng đặc biệt. Vì vậy, chè Thái Nguyên đã có mặt ở nhiều thị trường khó tính như Mỹ, Nhật, Pháp, Đài Loan, Trung Quốc, Ấn Độ, Cộng hoà Séc…



Tư liệu Hán Nôm về người được coi là “ông tổ chè” Tân Cương

Được sự giúp đỡ của ông Vũ Thuận, con trai cụ Đội Năm hiện đang sinh sống tại thôn Bình Định, xã Bình Sơn (thị xã Sông Công, tỉnh Thái Nguyên), chúng tôi đã sưu tầm được một số tư liệu Hán Nôm liên quan về cụ Đội Năm - người được nhân dân Tân Cương coi là ông tổ nghề chè xin giới thiệu cùng bạn đọc.

Cụ Vũ Văn Hiệt sinh năm 1883, mất ngày 21 tháng 3 năm ất Dậu 1945, hưởng thọ 63 tuổi. Mộ cụ an táng tại nghĩa trang Đông Thái thuộc khu Âm hồn thị xã Thái Nguyên xưa. Ngày 2 tháng Chạp năm Bính Tuất năm 2006, con cháu đưa di hài cụ đặt tại gò đồi nghĩa trang thôn Bình Định, xã Bình Sơn.



Sản phẩm chè Thái Nguyên do HTX chè Minh Thu sản xuất

Cụ Vũ Văn Hiệt sinh trưởng tại thôn Ngo, xã Bạch Sam, huyện Mỹ Hào, tỉnh Hưng Yên. Hồi nhỏ cụ sống tại gia đình có 7 anh chị em, 3 trai 4 gái. Lớn lên cụ tiếp thu giỏi nghề mộc, một nghề chè Tân Cương Thái Nguyên truyền thống của quê hương lúc bấy giờ. Cụ đã từng bươn trải sống bằng nghề mộc tại Hà Nội cũng như một số tỉnh lân cận.

Nhằm phục vụ cho cuộc chiến tranh thế giới lần thứ Nhất (1914 - 1918), chính quyền thực dân Pháp lúc bấy giờ đã huy động một số thanh niên Việt Nam có sức khỏe, có tay nghề cao vào lính và đưa sang Pháp phục vụ cho cuộc chiến. Do có tay nghề cao, nên cụ được người Pháp cho làm nghề tạo khuôn mẫu đúc các chi tiết của máy bay phục vụ cho quân đội Pháp và đồng minh tham chiến.

Sau khi chiến tranh thế giới lần thứ nhất kết thúc, cụ được chính quyền Pháp phong chức Thất phẩm đội trưởng, tặng thưởng huân chương Bắc đẩu bội tinh. Chính vì vậy mà sau này người dân trong vùng thường gọi cụ là cụ Đội Năm.

Cụ cùng một số người Việt khác được về nước như các cụ: Cựu Vận, Trương Lãm, Phó Doãn, Thủ Thư, Phó Thái, Đốc Lễ, Trương Tuyết, Mục Bứa… Chính quyền bảo hộ thực dân Pháp lúc bấy giờ đã cấp giấy phép, tiền… để khai khẩn vùng đất Tân Cương, còn hoang vu và nghèo nàn lạc hậu này của tỉnh Thái Nguyên.

Năm 1921, làng xã Tân Cương chỉ có vài chục nóc nhà, người dân sống bằng nghề trồng lúa nước, trồng hoa mầu như: ngô, khoai, sắn… Trong vùng lúc bấy giờ có một số cụ giỏi chữ nho như cụ đồ Hai, cụ đồ Nhĩ, được cụ nghè Sổ Nguyễn Đình Tuân là quan án sát kiêm Tuần phủ đứng đầu tỉnh Thái Nguyên kết bạn. Do không muốn phụ thuộc vào xã lân cận, dân làng đã xin tách ra khỏi xã Đức Tân thành lập xã riêng, ông nghè chuẩn y cho thành lập xã riêng lấy tên là xã Tân Cương (bao gồm vùng đất Bình Định ngày nay).

Ngày 10/2/1922 (Nhâm Tuất), dân làng Tân Cương mời cụ nghè Sổ về cắm hướng xây dựng đình làng Tân Cương. Sau một năm thì đình làng được xây dựng xong, đánh dấu một bước ngoặt quan trọng khẳng định vị trí chính thức của xã Tân Cương từ đó.
minhthutra is offline  
Reply With Quote